Hướng dẫn 3 bước nghiên cứu từ khóa cho SEO

Nghiên cứu từ khoá là gì? Giai đoạn này giúp ích gì cho quá trình SEO một website thành công? Các bước thực hiện Keyword Research là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, SGOMedia sẽ gợi ý cho bạn những thông tin hữu ích cho SEOer tham khảo.

Tìm hiểu chung về Keyword Research

Nghiên cứu từ khoá là bước quan trọng trong quá trình giúp một website đến gần hơn với người tìm kiếm.

Từ khoá là gì?

Từ khoá (Keyword) là những thuật ngữ, cụm từ hoặc câu được sử dụng để tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google. Từ khoá là yếu tố quan trọng trong SEO vì nó giúp định hướng nội dung và tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Việc nghiên cứu và chọn từ khoá phù hợp giúp tăng cơ hội thu hút lưu lượng truy cập từ khách hàng.

nghiên cứu từ khoá
Tìm hiểu chung về khái niệm của từ khoá

Nghiên cứu từ khoá là gì?

Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là quá trình tìm hiểu và phân tích các từ khoá mà người dùng sử dụng trên công cụ tìm kiếm. Mục tiêu nghiên cứu là hiểu rõ những từ khoá mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm thông tin liên quan đến một ngành, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. 

nghiên cứu từ khoá
Khái niệm nghiên cứu từ khoá trong SEO

Phân loại keyword

Từ khoá được phân chia theo độ dài:

  • Từ khoá ngắn: Gồm 2 – 3 từ, chủ đề rất rộng, tính cạnh tranh cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp. Ví dụ: “SEO tổng thể”, “từ khoá”…
  • Từ khoá dài: Diễn tả ý nghĩa cụ thể, ít cạnh tranh, tỷ lệ chuyển đổi cao. Ví dụ: “dịch vụ SEO tổng thể ở Hà Nội”…

Phân chia từ khoá theo chủ đề:

  • Từ khoá chính: Thể hiện chủ đề, đối tượng, khái niệm mà bạn muốn xếp hạng trong chiến lược SEO. Ví dụ: “Dịch vụ SEO”…
  • Từ khoá LSI: Là từ có cùng ngữ nghĩa với từ khoá chính giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung bài viết. Ví dụ: TKC là “Dịch vụ SEO” thì “bảng giá SEO”, “Viết bài” là từ khoá LSI.
nghiên cứu từ khoá
Ví dụ về từ khoá LSI và từ khoá chính

Phân chia keyword theo search intent người dùng:

  • Thông tin: Điều khách hàng muốn tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi: là gì?, như thế nào? ra làm sao?… Ví dụ: “Keyword là gì?”
  • Điều hướng: Người dùng muốn truy cập vào một website cụ thể. Ví dụ: “Sgomedia.vn”.
  • Điều tra thương mại: Người dùng đang cân nhắc và tìm hiểu các phương án phù hợp. Ví dụ: “Dịch vụ SEO tổng thể tốt nhất?”
  • Mua hàng: Khi người dùng có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: “SEO tổng thể giá rẻ”.
Xem thêm:  10 Plugin WordPress FAQ tốt nhất cho năm 2023

Mục đích chính của nghiên cứu từ khoá

Keyword Research để làm gì? Bước này giúp gì cho quá trình SEO? Bạn đọc hãy tham khảo thông tin mà SGOMedia tổng hợp dưới đây:

Nắm được insight khách hàng

Mục đích của nghiên cứu từ khoá là nắm bắt được thông tin và hiểu rõ về insight của khách hàng. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích các từ khoá này, bạn có thể hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và ý định mua hàng của người dùng.

Keyword research cho phép bạn tạo ra nội dung hấp dẫn, phù hợp và tương tác với khách hàng mục tiêu, từ đó tăng cơ hội thu hút và tiếp cận nhiều tệp khách hàng khác nhau. 

nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu insight để hiểu nhu cầu của khách hàng

Tăng traffic cho website

Nghiên cứu từ khoá đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượng truy cập cho website. Bằng cách tìm hiểu và chọn những từ khoá phù hợp và phổ biến trong ngành, bạn có thể tối ưu hóa nội dung và các yếu tố SEO trên website của mình. 

Khi website của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mà được khách hàng search. Nhờ đó giúp lượng traffic từ người dùng tăng lên đáng kể và đem lại cơ hội tiếp cận với nhiều tệp khách hàng tiềm năng.

nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu từ khoá giúp tăng traffic cho website

Chọn lọc được bộ từ khoá chất lượng

Trong quá trình nghiên cứu từ khoá, việc chọn lọc những bộ từ khoá phù hợp là điều quan trọng để thực hiện chiến lược SEO hiệu quả. Keyword Research giúp bạn biết được lượng từ khoá nào được khách hàng tìm kiếm và hiểu đúng mong muốn của khách hàng.

Có chiến lược nội dung dài hạn

Định hướng nội dung dài hạn cho website là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển trang web của bạn. SEOer cần xác định các chủ đề chính và phân loại nội dung thành các danh mục hoặc chủ đề. Nhờ đó, người dùng sẽ có trải nghiệm liền mạch khi khám phá trang web của bạn.

Bạn có thể viết bài blog, tin tức, bài viết chuyên sâu, video, podcast, infographics… để truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và đa chiều.

nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu từ khoá giúp lên chiến lược content dài hạn

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá cho SEOer

Sau đây là 3 bước nghiên cứu từ khoá đơn giản trong SEO mà bạn nên tham khảo:

Xem thêm:  Từ khóa SEO là gì? Cách xây dựng bộ từ khóa SEO dễ lên top

Bước 1: Tìm nhóm từ khoá

Tìm keyword liên quan

Đối với mỗi ngành nghề cụ thể, SEOer cần xác định được từ khoá Seed Keyword hay còn được gọi là từ khoá hạt giống. Loại keyword này thường có dưới 3 từ với chủ đề chung, khái quát nhất. Thông thường, dựa vào từ khoá này có thể triển khai được các bộ từ khoá liên quan. 

Ví dụ: Khi nghiên cứu chủ đề “Dịch vụ SEO” cho một doanh nghiệp. Bạn có thể tìm từ khoá liên quan như: “Báo giá dịch vụ SEO tổng thể”.

Phân tích đối thủ 

Phân tích đối thủ là một phương pháp tối ưu để tìm ra các từ khoá chất lượng cho website. Dưới đây là các bước để phân tích đối thủ và tìm từ khoá:

  • Xác định những đối thủ cạnh tranh chính có chung ngành nghề, mục tiêu khách hàng hay sản phẩm/dịch vụ tương tự.
  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá như SEMrush, Ahrefs… để phân tích trang web của đối thủ. 
  • Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khoá mà đối thủ đang sử dụng sẽ giúp bạn đánh giá khả năng của mình.
  • Theo dõi hiệu quả của từ khoá mà bạn đã chọn và điều chỉnh chiến lược từ khoá của mình theo thời gian.
nghiên cứu từ khoá
Phân tích bộ từ khoá đối thủ để nghiên cứu từ khoá

Bước 2: Phân tích từ khoá

Dựa vào search volume và KD (Keyword difficulty)

Search volume cho biết số lần mà một từ khoá được tìm kiếm trên công cụ search trong một khoảng thời gian nhất định. Bằng cách phân tích search volume, bạn có thể hiểu được mức độ quan tâm và nhu cầu của người dùng với từ khoá đó. Điều này giúp bạn tạo nội dung và sản phẩm/dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Mặt khác, Keyword Difficulty đánh giá mức độ cạnh tranh của một từ khoá cụ thể trên công cụ tìm kiếm. Khi phân tích từ khoá, bạn có thể biết được độ khó để xếp hạng website của mình trên trang kết quả tìm kiếm với từ khoá đó. KD càng cao, mức độ cạnh tranh lớn thì việc trang web trên top Serp càng khó.

nghiên cứu từ khoá
Phân tích search volume, KD từ khoá

Dựa vào các công cụ hỗ trợ

SEOer sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp tối ưu quá trình nghiên cứu từ khoá của mình. Thông thường, các tool này cung cấp thông tin và dữ liệu liên quan đến từ khoá, giúp bạn hiểu rõ hơn về search volume, KD… 

Một số tool nghiên cứu từ khoá chất lượng dành cho các SEOer: Ubersuggest, Ahrefs, SEMrush…

Bước 3: Xác định từ khoá mục tiêu

Thông thường, đối với mỗi chủ đề thường có nhiều từ khoá liên quan. Lúc này, bạn bắt đầu thực hiện gom các nhóm của bộ keyword. Sau khi nghiên cứu được bộ từ khoá cho chiến lược SEO, bạn cần tìm một từ khoá chính để hướng đến chủ đề mục tiêu mà bài viết muốn truyền tải. Khi người dùng tìm kiếm từ khoá đó, họ mong muốn tìm thấy thông tin liên quan đến từ khoá đó trên website của bạn. 

Xem thêm:  Google Search Console là gì? Cách sử dụng GSC chi tiết từ A-Z

Với nhóm từ khoá có cùng chủ đề thường bao gồm:

  • Từ khoá chính: Là từ khoá thể hiện chủ đề một cách tốt nhất. Thông thường nên lựa chọn từ có search volume cao nhất và đặt tại các vị trí như: Title, Heading, Meta, Meta Description…
  • Từ khoá phụ: Là từ khoá có cùng search intent với từ khoá chính nhưng thường có search volume thấp hơn. 

Sau bước này, bạn đã lập được một bảng từ khoá hoàn chỉnh và tới công đoạn tiếp theo là triển khai sản xuất content phù hợp cho website mình.

nghiên cứu từ khoá
Xác định từ khoá chủ đề để triển khai content

5+ công cụ nghiên cứu từ khoá chất lượng nhất

Có nhiều công cụ được dùng để thực hiện keyword research, sau đây là một số tool phổ biến nhất dành cho các SEOer:

SEMRush

Là một công cụ nghiên cứu từ khoá toàn diện, SEMrush mang lại nhóm keyword chất lượng, nghiên cứu được mức độ cạnh tranh, xu hướng từ khoá và cho phép bạn xem các từ khoá của đối thủ. 

Ahrefs

Ahrefs sở hữu lượng cơ sở dữ liệu cực lớn với lượng thông tin được update liên tục từ 15 đến 30 phút. Do đó, công cụ này có khả năng nghiên cứu từ khoá hiệu quả, nhanh chóng và được SEOer đánh giá cao.

nghiên cứu từ khoá
Công cụ để nghiên cứu từ khoá – Ahrefs

Ubersuggest

Đây là công cụ nghiên cứu từ khoá của Neil Patel, giúp người dùng tìm hiểu được nhiều thông tin liên quan đến lượng volume, vị trí, KD… của keyword. Ubersuggest cũng cho phép bạn kiểm tra bộ từ khoá của đối thủ và tìm kiếm từ khoá theo lĩnh vực chuyên môn. 

Google Keyword Planner

Đây là công cụ miễn phí của Google, được dùng để nghiên cứu từ khoá cho quảng cáo Google AdWords. Nó cung cấp thông tin về khối lượng tìm kiếm hàng tháng, mức độ cạnh tranh và gợi ý từ khoá liên quan.

nghiên cứu từ khoá
Google Keyword Planner – công cụ nghiên cứu từ khoá vượt trội

Kết luận

Như vậy, SGO Media đã gợi ý cho bạn 3 bước đơn giản cho quá trình nghiên cứu từ khoá thành công. Keyword Research đóng vai trò quan trọng giúp SEOer chọn lọc được những nhóm từ khoá chất lượng để đưa website lên TOP Google. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO thì hãy liên hệ với SGO Media. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên nghiệp và uy tín cung cấp các giải pháp SEO tổng thể cho khách hàng. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0912.399.322 để được tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *