CSR là gì? Vai trò của CSR trong phát triển doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền để mua sản phẩm của các doanh nghiệp có dự án hỗ trợ các mục đích xã hội. Đây được coi là một chiến lược của các doanh nghiệp nhằm tác động đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng, và thuật ngữ Corporate Social Responsibility được sử dụng để chỉ những hoạt động này. Vậy CSR là gì? và CSR đóng vai trò gì trong hoạt động phát triển của các doanh nghiệp? Hãy cùng SGO Media khám phá thêm trong bài viết dưới đây nhé!

CSR là gì?

CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility, có nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh và được áp dụng trong các quy định pháp luật để nhấn mạnh cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đề cập đến việc hợp tác cùng nhân viên, người lao động, cộng đồng và xã hội để đạt được lợi ích chung. Sự hợp tác này mang lại sự bền vững cho sự phát triển kinh tế bởi vì nó cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và đồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu CSR là gì?
Tìm hiểu CSR là gì?

Vai trò của CSR trong phát triển doanh nghiệp

Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp xây dựng hình ảnh và tên tuổi của doanh nghiệp. Việc này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn tạo ra những lợi ích lâu dài cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chân chính và lương thiện, tăng khả năng thu hút khách hàng và sự ủng hộ của xã hội. Điều này cải thiện vị thế thương hiệu của doanh nghiệp, tăng cường khả năng tối đa hóa lợi thế và gia tăng lợi nhuận.

Xem thêm:  Cách xây dựng chiến dịch Marketing B2B hiệu quả

Thu hút nguồn nhân sự với chất lượng cao

Doanh nghiệp tích cực thực hiện các hoạt động xã hội và chăm sóc đến cuộc sống của nhân viên sẽ thu hút được nguồn lao động giỏi, có năng lực. Điều này giúp doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như tạo ra sản phẩm chất lượng.

Vai trò của CSR là gì?
Vai trò của CSR là gì?

Tạo niềm tin, xây dựng hình ảnh thương hiệu

Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cộng đồng là biểu hiện cho trình độ văn minh của một tổ chức. Những đối tác và nhà đầu tư sẽ cảm thấy an tâm và có sự tin tưởng với doanh nghiệp có tầm nhìn và có sự tâm huyết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để nhận được hỗ trợ tài chính và cơ hội đầu tư.

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể được hưởng các ưu đãi trong các hoạt động kinh doanh từ nhà nước như ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về thuế thuê đất, sử dụng đất,…

Một số CSR cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có nhiều khía cạnh cần đảm bảo, tuy nhiên, bốn trách nhiệm cấp thiết và quan trọng nhất để đạt được sự phát triển bền vững và lợi ích lâu dài cho cả hai bên.

Trách nhiệm về môi trường

Đảm bảo môi trường sống là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đây là một bài toán khó với chi phí bảo vệ môi trường tương đối tốn kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Vì vậy, trách nhiệm về môi trường là một trách nhiệm dài lâu cần sự hợp tác của tất cả các doanh nghiệp để giảm thiểu thiệt hại đến môi trường. Các sự việc liên quan đến CSR khi không đảm bảo trách nhiệm về môi trường sẽ bị người dân lên tiếng và phản đối kịch liệt.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR là gì? Trách nhiệm về môi trường
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? Trách nhiệm về môi trường

Trách nhiệm về đạo đức

Trách nhiệm trong đạo đức kinh doanh được xem xét trên hai khía cạnh chính. Trước tiên là trách nhiệm về nộp thuế cho Nhà nước, giúp hỗ trợ các trường hợp khó khăn và phục vụ các nhu cầu xã hội như chăm sóc người già, xây dựng chùa chiền, cầu đường… Đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp để đảm bảo một xã hội tốt đẹp.

Ngoài ra, đạo đức trong kinh doanh còn bao gồm chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng cuộc sống con người càng được chú trọng, vì vậy các sản phẩm kém chất lượng hoặc không có nguồn gốc rõ ràng, sẽ không được tiêu thụ, làm ảnh hưởng trầm trọng đến hình ảnh doanh nghiệp.  Do đó, chỉ khi doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt CSR mới đảm bảo sự phát triển của công ty và tạo niềm tin cho người sử dụng.

Xem thêm:  SEOquake là gì? Những điểm đáng chú ý của công cụ này
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR là gì? Trách nhiệm về đạo đức
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? Trách nhiệm về đạo đức

Trách nhiệm trong môi trường công sở

Trách nhiệm xã hội đối với nhân viên là một trong những vấn đề căn bản mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn, sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp và sự tôn trọng giữa nhân viên và sếp đều đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. 

Do đó, CSR không phải lúc nào cũng là một trách nhiệm to tát và lớn lao, nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR là gì? Trách nhiệm trong môi trường công sở
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? Trách nhiệm trong môi trường công sở

Trách nhiệm trong sự tương trợ lẫn nhau

Trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần phải thể hiện vai trò và vị thế của một người đàn anh trong ngành công nghiệp. Điều này có thể bao gồm việc hỗ trợ những người đang gặp khó khăn, không chỉ thông qua tài chính mà còn thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Các doanh nghiệp khác nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của cả ngành.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội để hỗ trợ những mảnh đời khó khăn trong cộng đồng. Điều này thể hiện trách nhiệm xã hội cao của công ty và giúp đem lại lợi ích cho xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - CSR là gì? Trách nhiệm tương trợ lẫn nhau
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? Trách nhiệm tương trợ lẫn nhau

Một số ví dụ về CSR ở Việt Nam

Dưới đây là một số ví dụ về Corporate Social Responsibility (CSR) được thực hiện tại Việt Nam.

Honda với chiến dịch “I love VietNam”

Một trong những ví dụ điển hình về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp tại Việt Nam là chiến dịch Tôi yêu Việt Nam – I Love Vietnam của Honda, đã được triển khai hiệu quả từ năm 2003 đến nay. 

Chiến dịch này tập trung vào mục tiêu Lái Xe An Toàn. Honda đã sản xuất hàng loạt video để phát sóng trên truyền hình và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đặc biệt, vào năm 2021, Honda đã tiếp tục phát triển phiên bản Vui giao thông mùa 2 dành cho các bé từ 3-5 tuổi.

Xem thêm:  Top 5 công ty SEO website uy tín, chất lượng tại Việt Nam
Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Vui Giao Thông 2 cho bé của Honda
Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Vui Giao Thông 2 cho bé của Honda

Vinamilk với quỹ “Vươn cao Việt Nam”

Vinamilk – hãng sữa nổi tiếng cũng đã đóng góp đáng kể trong việc thực hiện Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp. Đầu tiên, có thể kể đến quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” được thành lập từ năm 2018. Đây là một chương trình vì cộng đồng, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ trẻ em. Vinamilk đã phân phát hơn 37 triệu ly sữa cho hơn 460 ngàn trẻ em trên khắp Việt Nam, từ Hà Giang đến Cà Mau. 

Ngoài ra, hãng này còn phát động nhiều chiến dịch khác như “Một triệu cây xanh” hay “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” vào cuối năm 2020 và còn rất nhiều các sự kiện, chương trình nhỏ lẻ khác.

Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Quỹ sữa Vươn Cao Việt nam của Vinamilk
Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Quỹ sữa Vươn Cao Việt nam của Vinamilk

VinFast với sự ra mắt của ô tô điện “VF e34”

VinFast là nhà sản xuất ô tô và xe máy điện nội địa đầu tiên của Việt Nam, đã ra mắt dòng xe ô tô điện VinFast VF e34 vào ngày 15/10/2021 nhằm giới thiệu giải pháp ứng dụng công nghệ mới nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chiến dịch này cũng cung cấp kiến thức về vấn đề môi trường hiện nay để tăng cường ý thức của người dân.

Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Ra mắt ôtô điện bảo vệ môi trường của Vinfast
Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Ra mắt ôtô điện bảo vệ môi trường của Vinfast

Grab với chiến dịch “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”

Vào cuối tháng 7 năm 2021, khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến TP.HCM, Grab đã hợp tác với quỹ từ thiện Bông Sen triển khai chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”. Chương trình đã cung cấp những suất ăn miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn và lao động nghèo tại các địa điểm bị phong tỏa. Trong giai đoạn đầu, Grab đã trao tặng được 11.500 suất ăn miễn phí, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng cho nhiều người.

Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Chiến dịch vì Sài Gòn không ai phải bỏ bữa của Grab
Các hoạt động CSR tại Việt Nam? Chiến dịch vì Sài Gòn không ai phải bỏ bữa của Grab

Kết luận

Bài viết này cung cấp một số thông tin cơ bản về CSR là gì?. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này và khuyến khích các chủ thể doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về các giải pháp Marketing hãy liên hệ ngay với SGO Media với hotline 0912.399.322 hoặc inbox trực tiếp qua Fanpage của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn sớm nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Marketing, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *