Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT từ A-Z

Nhiều sinh viên hay những người lên kế hoạch Marketing chắc chắn rằng bạn đã nghe về hoặc sử dụng qua mô hình SWOT, một công cụ hữu hiệu giúp thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về phân tích SWOT là gì và cách xây dựng mô hình này một cách hiệu quả, hãy đọc bài viết của SGO Media chia sẻ ngay bây giờ!

Phân tích SWOT là gì? 

SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh phổ biến, bao gồm 4 yếu tố chính: Strength (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình này thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, SWOT cũng có thể được áp dụng để phân tích bản thân và lập kế hoạch cho tương lai.

Phân tích SWOT là một phương pháp đánh giá toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến một tổ chức, sản phẩm hoặc dự án trong quá trình cạnh tranh thương trường, cũng như trong quá trình xây dựng kế hoạch Marketing.

Trong mô hình SWOT, Strength và Weaknesses được xem là yếu tố bên trong doanh nghiệp, Opportunities và Threats được xem là yếu tố bên ngoài. Khi phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể xây dựng được cầu nối giữa thành tựu hiện tại và giải pháp đổi mới chiến lược trong tương lai.

Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là gì?

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Mô hình SWOT mang lại hiệu quả cao trong các chiến dịch kinh doanh, tuy nhiên mô hình này cũng có những ưu điểm và nhược điểm cần được xem xét trước khi sử dụng:

Ưu điểm

  • SWOT là một phương pháp phân tích kế hoạch và dự án hiệu quả mà không tốn chi phí. Điều này giúp tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp. 
  • Dựa trên 4 yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp chi tiết giúp hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. 
  • SWOT cũng giúp quản lý các vấn đề phức tạp bằng cách liệt kê các đầu mục quan trọng, giúp các nhà quản trị dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng quan về các vấn đề của doanh nghiệp. 
  • Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và là một công cụ linh hoạt có nhiều ứng dụng trong chiến lược Marketing.
Ưu điểm mà phân tích SWOT là gì?
Ưu điểm mà phân tích SWOT là gì?

Nhược điểm

  • SWOT không phân tích chi tiết các yếu tố khác như văn hóa, tâm lý, môi trường,… Điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trong quá trình phân tích.
  • SWOT phụ thuộc vào quan điểm và đánh giá của người phân tích, do đó, những phân tích khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau. Điều này có thể gây ra sự thiếu chính xác trong quá trình đưa ra quyết định.
  • Một khó khăn khác của SWOT là mô hình này chỉ đưa ra một bức tranh chung về tình hình của doanh nghiệp mà không cung cấp giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Do đó, việc sử dụng SWOT chỉ là bước đầu tiên trong quá trình phân tích và đưa ra quyết định của doanh nghiệp.
Xem thêm:  B2B là gì? Tác động của mô hình kinh doanh này đến doanh nghiệp
Nhược điểm mà phân tích SWOT là gì?
Nhược điểm mà phân tích SWOT là gì?

Tìm hiểu các yếu tố trong mô hình SWOT 

Dưới đây, SGO Media đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi phân tích SWOT.

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh của doanh nghiệp chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, cá tính thương hiệu, sản phẩm độc đáo, môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, bộ máy lãnh đạo xuất sắc, nguồn nhân lực tuyệt vời, ..

Bạn có thể đặt một số câu hỏi mở rộng xoay quanh điểm mạnh của doanh nghiệp như: 

  • Doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật về chất lượng so với đối thủ?
  • Có những yếu tố nào giúp thương hiệu doanh nghiệp tạo ra ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng?
  • Doanh nghiệp đã thành công trong việc phát triển bắt kịp xu hướng hiện nay?
  • Doanh nghiệp có sở hữu khả năng nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng của mình?
  • Cơ sở vật chất của doanh nghiệp có được đầu tư và duy trì tốt để đảm bảo hoạt động ổn định?

Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến các yếu tố, góc nhìn từ khách hàng, so sánh với đối thủ cạnh tranh để đưa ra những nhận định chính xác nhất.

Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Điểm mạnh
Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Điểm mạnh

Điểm yếu (Weaknesses)

Khi doanh nghiệp quá tự tin vào điểm mạnh của mình, có thể sẽ trở thành một yếu điểm, khiến doanh nghiệp không nhận ra những thiếu sót cần thay đổi. Điều này có thể dẫn đến việc kế hoạch kinh doanh không đạt được kết quả như mong đợi. 

Một số điểm yếu mà doanh nghiệp cần lưu ý như giá cả không cạnh tranh, hình ảnh thương hiệu chưa được định hình rõ ràng, chưa được biết đến trên thị trường, thiếu năng lực quản lý, chiến lược kinh doanh không phù hợp, thiếu sự đổi mới và sáng tạo, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh không hiệu quả với đối thủ,…

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tìm ra được điểm yếu mà doanh nghiệp có thể đang gặp phải: 

  • Điều gì khiến khách hàng không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Những khiếu nại và vấn đề mà khách hàng đề cập đến?
  • Những lý do gì khiến khách hàng không mua hàng, hủy đơn hoặc không hoàn thành giao dịch khi mua hàng?
  • Dịch vụ và sản phẩm độc đáo nào mà đối thủ đang sở hữu mà doanh nghiệp không có?
  • Đối thủ có đang triển khai thác sản phẩm/dịch vụ theo hướng tốt hơn doanh nghiệp không?
  • Những khuyết điểm nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Những rủi ro nào ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp?
  • Những điểm chưa được cải thiện?
Xem thêm:  Top 8 công cụ kiểm tra tốc độ trang web phổ biến năm 2023

Qua đó, bạn có thể nắm bắt được điểm yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Điểm yếu
Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Điểm yếu

Cơ hội (Opportunities)

Những cơ hội có thể đến từ thị trường mới, công nghệ tiên tiến, sự thay đổi về quy định, hoặc nhu cầu tăng cao của khách hàng. Việc tận dụng những cơ hội này giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức tăng trưởng và phát triển một cách hiệu quả.

Một số câu hỏi, chúng tôi muốn gợi ý đến bạn như:

  • Chưa có đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại?
  • Ít đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực?
  • Nhu cầu mới với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đã biết trước?
  • Phương tiện truyền thông thúc đẩy chuyển đổi của khách hàng?
  • Những điều luật, quy định nhà nước thuận lợi trong việc kinh doanh của doanh nghiệp?
Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Cơ hội
Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Cơ hội

Thách thức (Threats)

Ngược lại với cơ hội, doanh nghiệp có thể đối mặt với các thách thức, rủi ro hay các mối đe dọa trong quá trình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Một số thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục,…

Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích thật kỹ “thách thức” tiềm tàng để chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống khó lường trong tương lai. Việc này rất quan trọng và giúp doanh nghiệp tránh được những hậu quả không mong muốn.

Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Thách thức
Các yếu tố trong phân tích SWOT là gì? Thách thức

Thiết lập ma trận SWOT chi tiết, hiệu quả

Nếu chỉ tập trung vào việc liệt kê và phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức một cách riêng lẻ, mô hình SWOT sẽ không thể hiện được toàn bộ giá trị của nó. Vì vậy, mô hình này cần được mở rộng và phát triển thành một ma trận, kết hợp các yếu tố để đưa ra các chiến lược cụ thể. Các chiến lược bao gồm:

  • SO: Phát triển điểm mạnh
  • ST: Hạn chế rủi ro
  • WO: Tận dụng cơ hội
  • WT: Cải thiện điểm yếu

Để minh họa cách triển khai một cách chi tiết nhất, dưới đây là ví dụ ma trận SWOT của quán đồ ăn nhanh “Jin Ju Quán” được thực hiện bởi SGO Media như sau:

Phân tích SWOT là gì? Vì sao ta cần thiết lập ma trận SWOT?
Phân tích SWOT là gì? Vì sao ta cần thiết lập ma trận SWOT?

Phát triển điểm mạnh

Để kết hợp các yếu tố, bạn cần phải nghiên cứu các chiến lược kinh doanh phù hợp với ưu điểm hiện tại. Đánh giá xem bạn có những ưu điểm nào và cơ hội nào có thể giúp đẩy mạnh ưu điểm đó.

Ví dụ, nếu kết hợp Điểm mạnh 1, 2, 3 (S1, 2, 3) và Cơ hội 1 (O1) – có danh tiếng tốt, nhiều vị trí đắc địa và không gian quán đẹp – bạn có thể lựa chọn Chiến lược Phát triển thị trường: mở thêm các chi nhánh khác để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chiến lược này có thể giải quyết được vấn đề về diện tích của các chi nhánh hiện tại và đồng thời củng cố thêm thương hiệu của quán. Để đảm bảo thu hút được khách hàng cho chi nhánh mới, cần có các chương trình khai trương/ưu đãi phù hợp.

Xem thêm:  Domain là gì? Thông tin chi tiết về domain từ A - Z

Tương tự, chúng ta có chiến lược phát triển sản phẩm dựa trên sáng tạo menu mới, hấp dẫn và cuốn hút khách hàng hơn. 

Tìm hiểu chiến lược SO trong phân tích SWOT là gì?
Tìm hiểu chiến lược SO trong phân tích SWOT là gì?

Hạn chế rủi ro

Phát huy thế mạnh là một chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, cân bằng giữa phát triển thế mạnh và giảm thiểu rủi ro là một thách thức khó khăn.

Không phải rủi ro nào cũng có thể được dự báo trước. Ví dụ như đại dịch Covid-19 vừa qua, đó là một rủi ro lớn mà không doanh nghiệp nào có thể tránh được. Tuy nhiên, việc cải thiện các rủi ro gốc rễ và xây dựng nền tảng vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể đứng vững trước những biến động lớn tương tự đại dịch vừa qua.

Tìm hiểu chiến lược ST trong phân tích SWOT là gì?
Tìm hiểu chiến lược ST trong phân tích SWOT là gì?

Tận dụng cơ hội

Chiến lược WO tập trung vào việc tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công với chiến lược WO, bạn cần phải đánh giá chính xác các điểm yếu của tổ chức hoặc doanh nghiệp và tìm ra các cơ hội phù hợp, kịp thời để giải quyết chúng.

Chúng tôi sẽ không đi quá chi tiết vào cách kết hợp chiến lược. Thay vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các bảng chiến lược mà tôi đề xuất cho “Jin Ju Quán”, giúp bạn dễ hình dung hơn về cách thực hiện chiến lược này như thế nào. 

Tuy nhiên, tôi khuyên bạn không nên hoàn toàn dựa vào các chiến lược mà tôi đưa ra trong ví dụ này, vì đó chỉ là một ví dụ nhanh. Để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh, bạn cần phải tự tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn.

Tìm hiểu chiến lược WO trong phân tích SWOT là gì?
Tìm hiểu chiến lược WO trong phân tích SWOT là gì?

Cải thiện điểm yếu, loại bỏ các mối đe dọa

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp phải tình trạng những điểm yếu hoặc rủi ro nhiều hơn những lợi thế mà doanh nghiệp đang có. Đừng quá lo lắng mà thay vào đó, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tìm hiểu và đánh giá chính xác các điểm yếu và rủi ro của mình, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình. 

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa tận dụng lợi thế và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát triển bền vững trong thời gian dài.

Tìm hiểu chiến lược WT trong phân tích SWOT là gì?
Tìm hiểu chiến lược WT trong phân tích SWOT là gì?

Kết luận

Mong rằng qua bài viết SGO Media chia sẻ, giúp bạn hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì và triển khai mô hình này như thế nào để mang lại các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người biết nhé!

Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm các kiến thức khác tại SGO Media. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ qua hotline 0912.399.322 và chat inbox trực tiếp qua Fanpage của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Marketing, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *