Marketing mix 7P là gì? Xây dựng chiến lược 7P hiệu quả

Yếu tố 7P là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công, hiệu quả trong các chiến dịch tiếp thị. Nếu không hiểu rõ về các chữ P trong chiến dịch 7P, bạn có thể bỏ lỡ các yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vậy, Marketing Mix 7P là gì? Hãy cùng SGO Media tìm hiểu trong bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc của bạn nhé!

Marketing mix 7P là gì?

Mô hình Marketing Mix 7P là một phiên bản mở rộng của mô hình 4Ps, bằng cách bổ sung thêm 3 yếu tố mới để làm rõ hơn các khía cạnh liên quan đến con người. Từ đó, những nhà tiếp thị có thể xây dựng một kế hoạch Marketing tinh tế và hiệu quả hơn.

Các yếu tố trong Marketing mix 7P là gì? Dưới đây cùng xem chiến lược này được cấu thành bởi các yếu tố nào nhé!

Product (sản phẩm)

Sản phẩm là một mặt hàng hoặc dịch vụ được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của một khách hàng nhất định. Trong mô hình Marketing Mix 7P, sản phẩm có thể là vô hình hoặc hữu hình, có thể là dịch vụ hoặc hàng hóa. 

Để thành công trong kinh doanh, quan trọng là đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phải đáp ứng đúng nhu cầu và theo kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn đang nhắm tới. Các sản phẩm nên được đa dạng hóa và có độ sâu.

Trong quá trình phát triển sản phẩm, các nhà tiếp thị cần thực hiện nhiều nghiên cứu về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) để đảm bảo thành công. Vòng đời của một sản phẩm sẽ bao gồm 4 giai đoạn:

  • Introduction: Giai đoạn giới thiệu 
  • Growth: Giai đoạn tăng trưởng 
  • Maturity: Giai đoạn trưởng thành 
  • Decline: Giai đoạn suy thoái 

Giai đoạn suy thoái là giai đoạn cuối cho sự kết thúc một sản phẩm. Vì vậy, trong giai đoạn này bạn hãy tìm cách để cải tiến sản phẩm và kích thích nhu cầu mua của người dùng.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Product
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Product

Để có thể phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp bạn hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Khách hàng muốn gì từ dịch vụ hay sản phẩm của bạn?
  • Họ sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào?
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Sản phẩm của bạn có những tính năng nổi bật nào?
  • Khách hàng không thích điều gì ở sản phẩm của bạn?
  • Sản phẩm của bạn so với đối thủ như thế nào?
  • Sản phẩm của bạn có bắt mắt và thu hút khách hàng không?

Price (Giá cả)

Giá cả là một yếu tố rất quan trọng trong Marketing Mix, vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự tồn tại của công ty. Giá bán của sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing, doanh số và nhu cầu của sản phẩm.

Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa có tên tuổi, khách hàng mục tiêu sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai, họ có thể sẵn sàng trả nhiều hơn, nhưng điều đó rất khó đạt được ở giai đoạn khởi nghiệp. Chính sách giá cả của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng tiếp cận với sản phẩm của bạn.

Hãy nhớ rằng giá thấp thường liên quan đến chất lượng sản phẩm kém hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giá quá cao sẽ khiến chi phí vượt quá lợi ích của khách hàng. Vì vậy, hãy cân nhắc kiểm tra giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá cả phù hợp để thu hút khách hàng và đạt được lợi nhuận.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Price
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Price

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh Price trong Marketing 7P:

  • Bạn đã đầu tư bao nhiêu trong việc sản xuất sản phẩm?
  • Theo ý kiến khách hàng, sản phẩm của bạn đáng giá bao nhiêu?
  • Giá của bạn so với đối thủ như thế nào?
  • Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá có thể thu hút khách hàng?
Xem thêm:  Tìm hiểu Google Crawler?: Trình thu thập dữ liệu của Google

Place (Địa điểm)

Place, hay còn gọi là địa điểm hoặc kênh phân phối, là một phần quan trọng của Marketing Mix 4P.

Để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng tiềm năng, bạn cần phải định vị và phân phối sản phẩm tại những nơi dễ tiếp cận. Điều này đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường.

Bằng cách này, bạn có thể tìm ra các kênh phân phối mà có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Place
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Place

Một số chiến lược phân phối phổ biến hiện nay như:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Chiến lược phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền

Một số câu hỏi mà bạn nên trả lời trong việc phát triển chiến lược phân phối của mình:

  • Khách hàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ ở đâu?
  • Nơi khách hàng thường mua sắm là đâu? Trung tâm thương mại, siêu thị, tại một cửa hàng hay mua hàng online?
  • Làm thế nào bạn có thể quản lý các kênh phân phối khác nhau?
  • Chiến lược marketing phân phối của bạn khác gì so với đối thủ?
  • Bạn lựa chọn kênh bán hàng online và offline?

Promotion (Quảng bá)

Quảng bá là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các chiến lược marketing. Quảng bá sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng hiệu suất bán hàng.

Quảng bá bao gồm các yếu tố sau:

  • Tổ chức bán hàng
  • Quan hệ công chúng
  • Quảng bá, khuyến mãi
  • Xúc tiến bán hàng
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Promotion
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Promotion

Để làm tốt trong việc quảng bá thương hiệu của mình, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Làm thế nào để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình?
  • Đâu là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
  • Bạn tiếp cận đối tượng tiềm năng qua hình thức quảng bá nào?
  • Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?

People (Con người)

Yếu tố con người (People) sẽ bao gồm thị trường mục tiêu và những người có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Bạn cần tìm hiểu rõ ràng có bao nhiêu người đang có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Nhân viên cũng là yếu quan trọng trong People của một chiến lược Marketing Mix, vì họ là người đưa dịch vụ của bạn đến tay khách hàng. Doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, bất kể họ thuộc bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter hay lập trình viên. Khi một khách hàng tin dùng sản phẩm của bạn, đây có thể là nhân viên đã làm tốt trong vai trò của họ.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? People
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? People

Process (Quy trình)

Process (Quy trình) là hệ thống và quy trình tổ chức có tác động đến việc triển khai dịch vụ. Quy trình có thể là kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có một quy trình phù hợp giúp dễ dàng trong việc quản lý, tiết kiệm thời gian, và hiệu quả.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Process
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Process

Physical Evidence

Physical Evidence (Bằng chứng vật chất) trong Marketing Mix 7P liên quan đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và cách mà sản phẩm của họ được nhìn nhận trên thị trường.

Những thương hiệu này đã thiết lập một bằng chứng vật lý và tâm lý trong marketing của họ để người tiêu dùng có nhận thức tốt về sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường.

Một cách dễ hiểu đó chính là việc người tiêu dùng có thể nhớ đến bạn trong một trăm đối thủ khác. Ví dụ, khi nhắc đến đồ ăn nhanh, người dùng sẽ liên tưởng đến McDonald’s với tone màu vàng-cam làm chủ đạo.

Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Physical Evidence
Các yếu tố trong Marketing Mix 7P là gì? Physical Evidence

Vai trò của mô hình marketing mix 7P 

Chiến lược 7P là mô hình tiếp thị toàn diện và rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động kinh doanh từ ý tưởng sản xuất đến việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. 

Chiến lược Marketing Mix này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và phát triển bền vững. Mô hình này cũng giúp doanh nghiệp thích nghi với thị trường và tạo ra sự phát triển lâu dài.

Xem thêm:  Website là gì? Các thông tin về Website mà bạn cần biết

Chiến lược 7P cho phép doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của thị trường và tổ chức các hoạt động để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng thông qua việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới và nhiều hoạt động khác. 

Marketing mix giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của mình. Nó cũng giúp sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động buôn bán.

Vai trò của marketing mix 7P là gì?
Vai trò của marketing mix 7P là gì?

Lập kế hoạch chiến lược marketing mix 7P

Dưới đây, hãy cùng SGO Media tìm hiểu cách lên một chiến lược Marketing Mix 7P sao cho hiệu quả nhất nhé!

Giai đoạn giới thiệu

  • Product: Doanh nghiệp kiểm tra khả năng tín dụng đối với khách hàng của mình
  • Price: Khả năng mua sản phẩm của khách hàng tại phân khúc giá bao nhiêu?
  • Place: Sản phẩm được phân phối qua đâu?
  • Promotion: Loại hình quảng cáo nào tiếp cận được đến với người tiêu dùng của bạn?
  • People: Nhân viên tư vấn và hỗ trợ khách hàng như thế nào?
  • Processes: Quy trình tại doanh nghiệp ra sao?
  • Physical Evidence: Tiến hành khảo sát ý kiến, trải nghiệm của người dùng đối với sản phẩm của bạn như thế nào?

Giai đoạn tăng trưởng

  • Product: Sản phẩm có ưu điểm nổi bật nào?
  • Price: Các chương trình khuyến mại/ khuyến mãi tại doanh nghiệp ra sao?
  • Place: Các hình thức bán hàng online có được doanh nghiệp tận dụng?
  • Promotion: Nội dung quảng cáo được triển khai như thế nào?
  • People: Quá trình tuyển dụng tại công ty được diễn ra như thế nào?
  • Processes: Quy trình tại các đại lý lớn ra sao?
  • Physical Evidence: Các phương tiện truyền thông được người dùng đánh giá như thế nào?
Kế hoạch triển khai Marketing mix 7P được thực hiện như thế nào?
Kế hoạch triển khai Marketing mix 7P được thực hiện như thế nào?

Giai đoạn trưởng thành

  • Product: Sản phẩm được khách hàng yêu thích?
  • Price: Quy mô kinh tế của bạn có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?
  • Place: Đâu là hình thức phân phối khách hàng cần?
  • Promotion: Đối thủ cạnh tranh thực hiện quảng bá như thế nào?
  • People: Quá trình tuyển dụng tại công ty được diễn ra như thế nào?
  • Processes: Quy trình tại các đại lý lớn ra sao?
  • Physical Evidence: Hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng?

Giai đoạn suy thoái

  • Product: Sản phẩm có đang dẫn đầu thị trường? 
  • Price: Lợi nhuận của doanh nghiệp đang đạt mức bao nhiêu?
  • Place: Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của khách hàng?
  • Promotion: Các chiến dịch quảng bá có đang đạt hiệu quả?
  • People: Nhân viên doanh nghiệp cần đạt những phẩm chất nào?
  • Processes: Cần có sự hỗ trợ với các đối tác nước ngoài?
  • Physical Evidence: Thương hiệu có đang là lựa chọn đầu tiên như người dùng nhắc đến?

Vì vậy, việc sử dụng 7P giúp lập kế hoạch chiến lược Marketing một cách toàn diện và chi tiết nhất. Ngoài ra, đây còn là bản kế hoạch giúp bạn đánh giá sự thành công của một dự án.

Chiến dịch Marketing mix 7P thành công của Coca Cola

Có thể thấy chiến dịch Marketing Mix 7P mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Dưới đây là một ví dụ giúp bạn có thể nhìn rõ hơn qua sự thành công của Coca Cola trong chiến lược 7P của mình.

Sản phẩm

Coca Cola là thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, cung cấp gần 3.900 lựa chọn đồ uống cho người tiêu dùng. Hiện có 21 thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la trong danh mục đầu tư của họ, trong đó 19 thương hiệu có sẵn với các lựa chọn chỉ số calo thấp hoặc không có calo. Một số loại nước uống nổi bật của Coca Cola bao gồm Coca-Cola, Sprite, Fanta, Diet Coke, Coca Cola Zero, và Coca Cola Life.

Giá bán

Pepsi là đối thủ cạnh tranh gần nhất của Coca Cola trong phân khúc đồ uống, và cả hai thương hiệu đều giá sản phẩm của họ ở mức cạnh tranh. Giá được định giá không quá cao để vượt quá tầm với của khách hàng bình thường, cũng không quá thấp để gây ấn tượng về chất lượng thấp. 

Chiến lược định giá của Coca Cola nhằm thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu. Sự cạnh tranh về giá giữa Coca Cola và Pepsi ngày càng trở nên gay gắt hơn khi nhu cầu về các sản phẩm soda giảm. Mức giá sẽ rẻ hơn nếu người mua mua số lượng lớn so với người mua Coca Cola đơn lẻ.

Xem thêm:  Plugin là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin dễ dàng, hiệu quả nhất

Kênh phân phối

Coca Cola có hệ thống phân phối rộng khắp thế giới, bán sản phẩm tại hơn 200 quốc gia trên 6 khu vực hoạt động, bao gồm Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Công ty có các đối tác phân phối liên kết chặt chẽ với khách hàng, bao gồm các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng – quán ăn, cửa hàng tiện lợi và trung tâm thương mại.

Quảng bá

Trong ngành sản xuất nước ngọt, sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy các thương hiệu hàng đầu đầu tư một khoản phí lớn vào quảng cáo để tăng doanh số và doanh thu. Ngoài các quảng cáo trên TV và chiến dịch quảng cáo ngoài trời, công ty còn phân phối quảng cáo trên internet và trên các phương tiện truyền thông xã hội. 

Các tài khoản mạng xã hội của công ty luôn tạo được sự kết nối với người hâm mộ và những người theo dõi thương hiệu Coca – Cola, đồng thời thu hút sự tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.

Coca Cola đang đầu tư rất nhiều vào CSR và tính bền vững, đồng thời phát triển chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất bền vững. Công ty đầu tư vào các dự án mang lợi ích cho xã hội, gắn kết con người với con người với nhau, đây cũng chính là hình ảnh thương hiệu của Coca Cola trên thị trường hiện nay.

Một trong những doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing 7P thành công - Coca Cola
Một trong những doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing 7P thành công – Coca Cola

Con người

Coca Cola cũng là một tuyển dụng lớn với chuỗi quản lý nguồn nhân lực lớn. Coca Cola luôn thực hiện chiến lược quản lý nguồn nhân lực nhằm trao quyền cho nhân viên và tối đa hóa sự hài lòng trong công việc. Luôn thiết lập một hệ thống khen thưởng và công nhận để thúc đẩy tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.

Quy trình

Hệ thống Coca Cola bao gồm các công ty Coca Cola trên toàn cầu và nhiều đối tác đóng chai khác. Các đối tác đóng chai này cùng mạng lưới phân phối rộng lớn hỗ trợ hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty.

Coca Cola bán các sản phẩm cô đặc và siro mà họ sản xuất cho các đối tác đóng chai. Đây cũng chính là nguồn doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty. Các đối tác đóng chai của Coca Cola kết hợp các chất cô đặc với nước, nước có ga, chất làm ngọt và các thành phần khác để chuẩn bị, đóng gói, bán và phân phối các đồ uống thành phẩm tới khách hàng trên toàn thế giới.

Hoạt động thành phẩm của Coca Cola chủ yếu bao gồm đóng chai, bán hàng và phân phối, được thực hiện bởi công ty sở hữu hoặc do công ty kiểm soát.

Bằng chứng hữu hình

Coca Cola hoạt động trên toàn cầu với cơ sở hạ tầng vật chất bao gồm các hoạt động sản xuất tập trung, trụ sở chính và các văn phòng khu vực khác ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Ngoài chai Coca Cola và tài liệu quảng cáo, có rất nhiều hàng hóa khác được coi là bằng chứng hữu hình trong các cửa hàng bán lẻ khác nhau. Logo Coca Cola được in trên bao bì, quảng cáo và tài liệu quảng cáo. Trên toàn thế giới, hầu như không có khu vực nào mà bạn không nhìn thấy một số bằng chứng về hoạt động kinh doanh của Coca Cola, có thể là một quảng cáo banner lớn ngoài trời hay một chai nhỏ của một trong những loại đồ uống Coca Cola.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của SGO Media về chủ đề “Marketing Mix 7P là gì?”. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình này và làm sao để có thể triển khai chúng một cách hiệu quả, mang đến những khía cạnh mới cho doanh nghiệp của mình. 

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan đến các chiến dịch Marketing hãy liên hệ ngay với SGO Media với hotline 0912.399.322 hoặc inbox trực tiếp qua Fanpage của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn sớm nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Marketing, chúng tôi cam kết mang đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *