Outline content là gì? Làm cách nào để lên outline chuẩn SEO? Quy trình 7 bước lên Outline như thế nào? Đây là những câu hỏi mà các SEOer mới vào nghề quan tâm. Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, SGO Media mời bạn tham khảo các bước đơn giản và dễ dàng nhất để tạo ra được một dàn ý bài viết chuẩn SEO chất lượng. Tham khảo ngay!
Contents
- 1 Tìm hiểu Outline content là gì?
- 2 Quy trình 7 bước lên Outline cho SEOer
- 2.1 Bước 1: Tìm hiểu insight khách hàng và nghiên cứu từ khoá phụ
- 2.2 Bước 2: Tham khảo outline đối thủ và tổng hợp thông tin
- 2.3 Bước 3: Brief Heading
- 2.4 Bước 3: Brief thẻ Meta Title và Meta Description
- 2.5 Bước 4: Tìm từ khóa LSI
- 2.6 Bước 5: Tổng hợp các nguồn tham khảo
- 2.7 Bước 6: Tối ưu URL bài viết
- 2.8 Bước 7: Thêm quy chuẩn viết bài
- 3 Những lưu ý khi lên Outline bài viết chuẩn SEO
- 4 SGO Media – Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Tìm hiểu Outline content là gì?
Outline content là một bản tóm tắt ngắn gọn của nội dung chính của một tài liệu hoặc bài viết. Outline cung cấp cái nhìn tổng quan về chủ đề chính và sắp xếp các ý một cách logic và có thứ tự. Đây được coi là công cụ hữu ích để lập kế hoạch, lên ý tưởng cho việc viết nội dung và đảm bảo rằng các ý chính được trình bày một cách rõ ràng.
Quy trình 7 bước lên Outline cho SEOer
Trong quá trình thực hiện chiến dịch SEO, lên outline bài viết là một trong những bước quan trọng để xây dựng một bài viết chuẩn SEO. Sau đây, SGO Media sẽ giới thiệu cho bạn quy trình 7 bước lên Outline đơn giản và dễ dàng nhất.
Bước 1: Tìm hiểu insight khách hàng và nghiên cứu từ khoá phụ
Để lên một outline chất lượng theo đúng quy trình 7 bước lên Outline, việc tìm hiểu insight khách hàng là rất quan trọng. Nhờ công đoạn này, bạn có thể hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với chủ đề mà bạn đang triển khai. Bằng cách đó, bạn sẽ chắt lọc được thông tin phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Thêm vào đó, bài viết đúng insight người dùng sẽ có tương tác cao hơn và được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Khi khách hàng cảm thấy tin tưởng những thông tin mà bạn cung cấp, họ sẽ tìm đọc thêm các bài viết liên quan. Xét về mặt tích cực, có thể người dùng sẽ chuyển hướng sang mua hàng và tạo chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Sau khi tìm hiểu được nội dung khách hàng hướng đến, bạn cần xác định các từ khóa chính và các từ khóa liên quan mà người tìm kiếm quan tâm. Từ khoá phụ là những từ có liên quan đến keyword chính, mang tính mô tả cụ thể hơn. Thông thường, từ khoá phụ có cùng search intent với từ khoá chính.
Ngoài ra, việc sử dụng các từ khóa này cũng giúp bạn có thể tối ưu hóa nội dung và giúp bài viết dễ lên top. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa như Google Keyword Planner, Keyword Tool.io, SEMrush… để tìm các từ khóa phụ cho bài viết.
Bước 2: Tham khảo outline đối thủ và tổng hợp thông tin
Bài viết chuẩn SEO hướng đến TOP đầu trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, trong quy trình 7 bước lên Outline SEOer cần nghiên cứu các bài viết nằm trên TOP để phân tích xem cách “đối thủ” triển khai nội dung như nào. Bạn cần tìm hiểu 10 bài viết đầu bảng xếp hạng và lọc những thông tin giống nhau mà họ triển khai. Sau đó, dựa vào sản phẩm, dịch vụ của đơn vị, bạn sẽ bổ sung thêm những thông tin liên quan tới doanh nghiệp mình.
Lưu ý những thông tin của đối thủ chỉ mang tính tham khảo nên khi SEOer lên outline cần diễn đạt lại, triển khai lại ý tưởng cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
Bước 3: Brief Heading
SEOer cần tối ưu các thẻ Heading chuẩn SEO bằng cách đặt thẻ Heading 1, Heading 2, Heading 3… ngắn gọn, bao quát nội dung chính của từng mục. Đặc biệt, từ khoá chính nên xuất hiện một lần trong H1, tối thiểu 1 lần trong thẻ H2, H3… Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân bổ từ khoá phụ tại các thẻ H2, H3…
Bước 3: Brief thẻ Meta Title và Meta Description
Khi bạn search từ khoá, thẻ Meta Title là tiêu đề hiển thị của website trên kết quả tìm kiếm. Title cần phải chứa từ khóa chính và tóm lược một cách ngắn gọn và hấp dẫn.
Thẻ Meta Description là mô tả ngắn gọn về nội dung của bài viết và được Google hiển thị khi tìm kiếm. Thẻ cần phải chứa từ khóa chính và thường là 1 đoạn ngắn gợi ý, dẫn dắt người dùng nhấp vào bài viết để tìm hiểu thêm thông tin.
Bước 4: Tìm từ khóa LSI
LSI Keywords là những từ, cụm từ được Google đánh giá là có liên quan về mặt ngữ nghĩa với một chủ đề cụ thể. Có thể hiểu đơn giản, LSI là từ khoá mở rộng giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung, chủ đề mà bài viết đang triển khai. Trường hợp bài viết của bạn có tần suất lặp lại từ khoá chính quá nhiều Google sẽ đánh giá bài viết bạn đang spam. Do đó, bạn nên thay thế bằng cách sử dụng các từ khoá LSI.
Bước 5: Tổng hợp các nguồn tham khảo
Khi thực hiện quy trình 7 bước lên Outline, việc tổng hợp các nguồn tham khảo là rất quan trọng. Bằng cách này, bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu các thông tin, ý kiến và quan điểm từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đưa ra thông tin phù hợp với đề tài của mình. Khi sử dụng các nguồn tham khảo, bạn cần phải đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin.
Các nguồn tham khảo có thể bao gồm nguồn bài viết trên mạng, bài viết đối thủ… Tần suất phù hợp cho mỗi heading là bạn nên đưa từ 1 đến 2 link cùng đề tài đang triển khai.
Bước 6: Tối ưu URL bài viết
URL là đường dẫn giúp bài viết được các công cụ tìm kiếm tìm thấy cũng như giúp máy chủ dễ dàng xác định nội dung bài viết. URL của bài viết cần phải chứa các từ khóa chính liên quan đến đề tài của bạn để giúp tối ưu hóa SEO và thu hút người đọc. Đặc biệt, URL cần phải ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ để thu hút người đọc.
URL được viết không dấu và cách nhau bằng dấu gạch ngang. SEOer không nên sử dụng các URL giống nhau cho các bài viết khác nhau, vì điều này có thể gây nhầm lẫn cho người đọc và làm giảm hiệu quả SEO.
Bước 7: Thêm quy chuẩn viết bài
Trong quy trình 7 bước lên Outline, SEOer cần lưu ý quy chuẩn viết bài là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chuyên môn và chất lượng của nội dung. Điều này giúp bài viết của bạn dễ đọc, dễ hiểu và mang lại nội dung hữu ích cho người tìm kiếm.
- Title, Sapo, Meta Description, Heading 1, 2, 3… có chứa từ khoá chính.
- Tần suất lặp TKC là từ 1.5 đến 3 %.
- Chèn ảnh phù hợp với nội dung.
- Bài viết đúng insight người đọc, có tính logic.
- In đậm các từ khoá chính.
Những lưu ý khi lên Outline bài viết chuẩn SEO
Khi SEOer thực hiện theo quy trình 7 bước lên Outline, có một số lưu ý quan trọng bạn cần phải lưu ý để đảm bảo tính chuyên môn và hiệu quả của nội dung. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ:
- Khi lên xong Outline bài viết, bạn nên gửi cho leader, người có chuyên môn hoặc khách hàng trực tiếp xem.
- Kiểm tra các yếu tố chuẩn SEO trong outline như từ khoá chính đã lặp lại ở các thẻ Heading chưa.
- Kiểm tra lỗi chính tả.
SGO Media – Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ viết bài chuẩn SEO
SGO Media là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ viết bài chuẩn SEO chất lượng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, SGO Media cam kết mang đến cho khách hàng những nội dung chất lượng.
SGO Media có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết bài chuẩn SEO và đã cung cấp các dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh thành cả nước. Với phương châm “Khách hàng là trung tâm”, SGO Media luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Ngoài ra, SGO Media còn cung cấp các dịch vụ như SEO tổng thể, quản trị website và các dịch vụ liên quan đến marketing online. Đến với SGO Media, khách hàng sẽ được hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về quy trình 7 bước lên Outline cho SEOer tham khảo. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực marketing. Nếu bạn cần đến dịch vụ viết bài chuẩn SEO hoặc dịch vụ SEO tổng thể, hãy liên hệ với SGO Media để được tư vấn và hỗ trợ.