Subdomain là gì? Phân biệt Domain và Subdomain trong lập trình web

Subdomain là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực lập trình web. Vậy subdomain là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này trong bài viết của SGO Media.

Subdomain là gì?

Khái niệm Subdomain

Subdomain (tên miền phụ) là một phần mở rộng của tên miền chính. Chúng hoạt động như một trang web độc lập và cho phép bạn tạo nhiều trang web dưới tên miền chính trên các lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù subdomain hoạt động như một trang web độc lập, nhưng chúng không được hưởng lợi từ thứ hạng SEO của website chính. Google xem subdomain là một trang web riêng biệt, do đó, thứ hạng SEO của subdomain sẽ phụ thuộc vào nội dung, backlink và các yếu tố SEO khác của trang web.

Subdomain là tên miền phụ
Subdomain là tên miền phụ

Ví dụ về Subdomain

Trong tên miền blog.sgomedia.vn, blog là subdomain của tên miền chính sgomedia.vn.

Ngoài ra, bạn có thể tạo subdomain shop cho trang web bán hàng của bạn, ví dụ: shop.tenmiencuaban.vn.

Tại sao nên tạo subdomain?

Tiết kiệm chi phí

Subdomain hoàn toàn miễn phí khi bạn đã đăng ký tên miền. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc mua một tên miền mới cho mỗi website riêng biệt. Thêm vào đó, Subdomain cho phép bạn tạo nhiều website với mục đích khác nhau dưới dạng subdomain của một tên miền chính. Ví dụ, bạn có thể tạo subdomain cho blog, trang web bán hàng, trang web giới thiệu công ty,…

Xem thêm:  Dịch vụ thiết kế website tại Hà Nội uy tín, chất lượng - SGO MEDIA 

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng giao diện thiết kế trên site domain chính cho các subdomain của mình. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí cho dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO.

Tách blog khỏi web chính

Việc sử dụng subdomain để tách các module ở website chính ra một hoặc nhiều website độc lập khác mang đến một số lợi ích như sau:

  • Tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm cho các từ khóa liên quan đến module được tách ra.
  • Giúp cải thiện hiệu suất website, vì mỗi subdomain sẽ có tài nguyên riêng.
  • Dễ dàng quản lý và cập nhật nội dung cho từng module.
Subdomain tách blog khỏi web chính
Subdomain tách blog khỏi web chính

Phát triển website cho mobile

Việc sử dụng subdomain cho giao diện mobile từng là một giải pháp phổ biến để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động. Hiện nay, hầu hết các website đều được thiết kế theo hướng responsive, nghĩa là giao diện website sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị truy cập. Nhờ vậy, việc sử dụng subdomain riêng cho giao diện mobile không còn cần thiết.

Ngoài ra, việc sử dụng subdomain riêng cho giao diện mobile có thể ảnh hưởng đến SEO website, vì Google có thể xem đây là hai website riêng biệt.

Tạo website dạng subdomain cho đối tượng phù hợp

Việc tách biệt các chủ đề vào các subdomain riêng biệt giúp bạn dễ dàng quản lý nội dung cho từng chủ đề. Từ đó, bạn sẽ thiết kế giao diện và nội dung của từng subdomain phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng.

Xem thêm:  Thiết kế website đa cấp chuyên nghiệp, giá tốt
Xác định đối tượng phù hợp
Xác định đối tượng phù hợp

Cách tạo và quản lý Subdomain hiệu quả 

Để tạo subdomain trong cPanel, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản cPanel.

Bước 2: Trong thanh menu cPanel, chọn Domains.

Bước 3: Trong phần Create a Domain, nhập thông tin sau:

  • Domain: Nhập tên subdomain bạn muốn tạo. Ví dụ: blog, shop, forum.
  • Document Root: Bỏ tích tại Share document root
  • Create Subdomain: Nhấp vào nút Submit để tạo subdomain.
Hướng dẫn tạo subdomain đơn giản
Hướng dẫn tạo subdomain đơn giản

Phân biệt Domain và Subdomain chi tiết

Domain (tên miền) và Subdomain (tên miền phụ) là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng website. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Đặc điểm Subdomain Domain
Khái niệm Là phần mở rộng của domain chính Là tên gọi duy nhất của một website trên Internet, bao gồm phần tên và phần đuôi
Ví dụ seotongthe.sgomedia.vn sgomedia.vn
Hiệu quả SEO Ít hiệu quả SEO hơn domain chính Có hiệu quả SEO
Hình thức quản lý Chung với Domain chính Riêng biệt

Những lưu ý khi tạo Subdomain 

Chọn tên Subdomain

SEOer nên chọn tên subdomain dễ nhớ và liên quan đến nội dung của khu vực được tạo ra. Bạn cần tránh sử dụng tên subdomain quá dài hoặc khó nhớ hay có thể gây nhầm lẫn với domain chính.

Quản lý subdomain chặt để tránh giả mạo

Việc chỉ một subdomain trong hệ thống bị tố cáo hoặc dính líu đến spam có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống website của bạn. Các subdomain được liên kết với domain chính, do đó, khi một subdomain bị đánh dấu vi phạm, các subdomain khác và domain chính cũng có thể bị nghi ngờ và ảnh hưởng.

Xem thêm:  Submit Url Google là gì? Cách khai báo URL Google nhanh nhất

Do đó, nếu một subdomain bị tố cáo hoặc dính líu đến spam, hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.

Quản lý Subdomain hiệu quả
Quản lý Subdomain hiệu quả

Ảnh hưởng đến SEO

Trước đây, Google coi tên miền chính và tên miền phụ là hai trang web riêng biệt nên việc quản trị viên SEO tận dụng điều này để tăng thứ hạng cho cả hai. Tuy nhiên, hiện nay thuật toán Google thông minh hơn và coi domain và subdomain gần giống nhau.

Việc sử dụng nhiều subdomain có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website bởi Google ưu tiên hiển thị tên miền chính trong kết quả tìm kiếm.

Một số câu hỏi thường gặp 

Một Domain có thể tạo tối đa mấy Subdomain?

Với một Domain, không giới hạn số lượng subdomain bạn có thể tạo.

Tạo subdomain có cấu trúc tên như nào?

Tạo subdomain có cấu trúc gồm: Phần “sub” + dấu chấm + tên miền của bạn.

Ví dụ: Marketing.sgomedia.vn

Nên tạo subdomain khi nào?

Người dùng tạo subdomain khi:

  • Muốn phân chia nội dung website theo các chủ đề khác nhau
  • Tăng hiệu quả SEO cho website
  • Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới

Sau khi tìm hiểu chi tiết về subdomain là gì, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực Website. Để tham khảo thêm nhiều dịch vụ khác tại SGO Media, bạn đọc hãy truy cập trang web để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *