Chiến dịch Marketing là gì? Đâu là phương pháp hiệu quả?

Đối với một doanh nghiệp, một chiến dịch Marketing là yếu tố thiết yếu, yếu tố cần để quyết định sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì không thể thiếu được marketing. Vậy, một câu hỏi được đặt ra: “Chiến dịch Marketing là gì?” Phương pháp nào tạo ra một chiến dịch hiệu quả? Bài viết này của SGO Media sẽ tìm hiểu cùng bạn.

Chiến dịch Marketing là gì? 

Chiến dịch Marketing (Marketing Campaign) còn được gọi là chiến dịch tiếp thị, đây là hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Mục đích của chiến dịch Marketing: lan truyền rộng rãi thông điệp, ý tưởng về sản phẩm dịch vụ bằng nhiều phương tiện khác nhau, tiếp cận và thu hút khách hàng hơn nữa. 

Marketing Campaign là chiến dịch tiếp thị
Marketing Campaign là chiến dịch tiếp thị

Một nhãn hàng, doanh nghiệp hay bất cứ thương hiệu nào trên thế giới, chiến dịch Marketing rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công ty. Một chiến dịch Marketing nếu có thể thu hút số lượng lớn người biết đến, sẽ tạo ra tính “viral” sẽ mang lại cho doanh nghiệp lượng khách hàng lớn.

Quy trình tạo ra chiến dịch hiệu quả

Khi đã hiểu và biết về khái niệm “chiến dịch Marketing là gì?”, mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có lên những phương án chiến dịch Marketing khác nhau. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có lên những phương án chiến dịch Marketing khác nhau
Mỗi doanh nghiệp sẽ có lên những phương án chiến dịch Marketing khác nhau

Tuy nhiên, hầu hết đều tiến hành theo khung sườn sau đây:

Xây dựng mục tiêu Marketing

Trước hết, mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu một chiến dịch Marketing đều phải đề ra và xác định được mục tiêu của chiến dịch Marketing một cách cụ thể, chi tiết. Từ đó, chiến dịch sẽ có bước đi cụ thể và hướng đi chính xác hơn và bám sát mục tiêu đã đề ra. 

Xem thêm:  4P trong marketing là gì? Cách xây dựng mô hình 4P 
Xác định được mục tiêu của chiến dịch Marketing cụ thể
Xác định được mục tiêu của chiến dịch Marketing cụ thể

Để xác định một mục tiêu chiến dịch marketing, doanh nghiệp thường sẽ trả lời những câu hỏi sau:

  • Lý do gì cần thực hiện chiến dịch Marketing cho công ty (nhận diện thương hiệu hay doanh thu).
  • Vậy đặt mục tiêu là doanh thu thì doanh thu là bao nhiêu?
  • Nếu mục tiêu là độ nhận biết thì chiếm bao nhiêu thị phần, phần trăm thâm nhập thị trường là bao nhiêu?

Phân tích thị trường

Khi đã xác định được mục tiêu Marketing, bắt buộc các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới. 

Sau đó, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, xem xét, phân tích và đánh giá về chiến lược, nội dung để đề ra bước đi tốt nhất. SWOT, Pestle, Forces,.. là một số mô hình mà doanh nghiệp áp dụng để nghiên cứu, phân tích thị trường.

Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Phân khúc thị trường

Đối với cùng một nhóm khách hàng, việc cung cấp các sản phẩm khác nhau cho từng phân khúc sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch marketing. Tuy nhiên, để xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm hiểu và phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng. 

Doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm hiểu và phân tích thị trường
Doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm hiểu và phân tích thị trường

Chỉ khi đã có cái nhìn rõ về đối tượng khách hàng, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.

Từ đó có thể xác định được thị trường mục tiêu.

Xây dựng chiến lược Marketing đã đề ra

Sau đó, doanh nghiệp sẽ lên các chiến lược về: giá, truyền thông, sản xuất và cung cấp, định hướng phát triển chuỗi giá trị, thương hiệu, khách hàng, sản phẩm, kênh marketing, tài nguyên,… một cách hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện chiến dịch 

Để thực hiện chiến dịch Marketing một cách hiệu quả, cần xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng bước. Các kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, nguồn lực, thời gian và phương pháp đánh giá cho mỗi hoạt động. Xem xét các rủi ro và khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện và đề ra các giải pháp phòng ngừa hoặc ứng phó. 

Xem thêm:  Ahrefs là gì? Cách sử dụng Ahrefs cho người mới để tối ưu SEO
Xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng bước
Xây dựng các kế hoạch chi tiết cho từng bước

Đo lường, theo dõi kết quả chiến dịch 

Để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch, cần luôn theo sát quá trình thực hiện, theo dõi các chỉ số và đánh giá kết quả. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng điều chỉnh và cải thiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Theo sát quá trình thực hiện, theo dõi các chỉ số và đánh giá kết quả
Theo sát quá trình thực hiện, theo dõi các chỉ số và đánh giá kết quả

Chiến lược Marketing quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Vậy đối với doanh nghiệp tầm quan trọng của chiến lược Marketing là gì? Tầm ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với doanh nghiệp?

Độ nhận diện thương hiệu được nâng cao 

Một chiến dịch Marketing tốt sẽ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đối với cả tệp khách hàng cũ và tệp khách hàng mới. Việc này giúp thương hiệu, doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới khách hàng và phủ rộng về độ nhận diện thương hiệu và đánh mạnh được sự ghi nhớ của doanh nghiệp với khách hàng. Từ đó, khách hàng dễ dàng tiếp cận đến với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Phủ rộng về độ nhận diện thương hiệu và đánh mạnh được sự ghi nhớ của khách hàng
Phủ rộng về độ nhận diện thương hiệu và đánh mạnh được sự ghi nhớ của khách hàng

Điều chỉnh cân bằng ngân sách

Hiện tại, các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Twitter, các sàn thương mại điện tử,… được hầu hết các doanh nghiệp tận dụng tối đa phát triển thương hiệu của mình. Và doanh nghiệp phải chi thêm nhiều chi phí cho việc chạy Ads trên các nền tảng.

Khi áp dụng chiến dịch Marketing một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, kiểm soát ngân sách hiệu quả, cắt giảm được những chi phí dư thừa. 

Đồng thời, điều này có lợi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh cao với các doanh nghiệp lớn nếu chiến dịch Marketing hiệu quả và thành công.

Tạo mối quan hệ thân thiết và tương tác đối với khách hàng

Được coi là một sự thành công lớn của doanh nghiệp, sự tương tác của khách một chiến dịch Marketing là điều vô cùng quan trọng. 

Thu hút được khách hàng, giữ chân khách hàng, khiến khách hàng tương tác với các kênh, có được các thông tin cá nhân cần thiết,… trước khi họ rời ra khỏi kênh của doanh nghiệp, đây là bước đệm tạo sự tin tưởng của họ. Điều này giúp họ có thể trở thành một khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Thu hút được khách hàng, giữ chân khách hàng là điều cần thiết
Thu hút được khách hàng, giữ chân khách hàng là điều cần thiết

Nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp

Một chiến lược Marketing tốt, tầm nhìn chiến lược bao quát, doanh nghiệp chắc chắn sẽ quảng bá thương hiệu, hình ảnh trong mắt khách hàng một cách bền vững và lâu dài. Nếu triển khai chiến dịch Marketing đúng hướng sẽ giúp thương hiệu mở rộng độ phủ và được nhiều người biết đến.

Xem thêm:  B2B là gì? Tác động của mô hình kinh doanh này đến doanh nghiệp

Từ đó, chính là sự thành công của doanh nghiệp trong con đường chinh phục niềm tin của khách hàng.

Tạo niềm tin bền vững và lâu dàikhách hàng là điều cần thiết
Tạo niềm tin bền vững và lâu dài

Những chiến lược phổ biến hiện nay

Marketing đại trà

  • Là Marketing đại chúng ( tiếng Anh là Undifferentiated Marketing)
  • Chiến dịch này hướng đến phạm vi thị trường cực lớn, cực kỳ rộng
  • Doanh nghiệp phải tạo ra được một thông điệp phù hợp với toàn bộ đối tượng khách hàng.
  • Bắt buộc phải bỏ đi những tính cách khác biệt của từng phân khúc sản phẩm để bao phủ toàn bộ thị trường.
Marketing đại trà là chiến dịch hướng đến phạm vi rộng các khách hàng
Marketing đại trà là chiến dịch hướng đến phạm vi rộng các khách hàng

Ưu điểm

  • Khách hàng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng.
  • Chi phí ngân sách bỏ ra thấp hơn
  • Tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu cao hơn.

Marketing phân biệt

  • Là chiến lược mà doanh nghiệp tạo độ phủ cho nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu. 
  • Doanh nghiệp cần đầu tư một khoản ngân sách lớn trong việc nghiên cứu thị trường.
  • Ở mỗi giai đoạn, cần áp dụng loại hình chiến lược khác nhau.
  • Cần cung cấp nhiều loại sản phẩm/ dịch vụ cho từng giai đoạn và hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
  • Các chương trình khuyến mãi, giá bán cũng theo đó mà thay đổi theo từng giai đoạn.
Marketing phân biệt tập trung triển khai mỗi giai đoạn khác nhau
Marketing phân biệt tập trung triển khai mỗi giai đoạn khác nhau

Ưu điểm

  • Đây là giải pháp để doanh nghiệp tăng cường nhận diện thương hiệu và tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng hơn.
  • Đáp ứng đúng và đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
  • Doanh thu tăng cao cho doanh nghiệp.

Marketing tập trung

  • Đây là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực cũng như nỗ lực để quảng bá sản phẩm cho một phân khúc đối tượng cụ thể.
Marketing tập trung là chiến dịch tập trung quảng bá cho một phân khúc cụ thể
Marketing tập trung là chiến dịch tập trung quảng bá cho một phân khúc cụ thể

Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp tạo dựng được vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường.
  • Tăng mức độ hài lòng và ủng hộ của số lượng lớn khách hàng trung thành.

Kết luận 

Việc xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh là một quá trình đòi hỏi thời gian, nỗ lực và sự cống hiến của đội ngũ nhân lực. Để tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải kiên trì và nghiên cứu các phản hồi từ khách hàng, từ đó tinh chỉnh chiến lược sao cho phù hợp nhất. 

Bài viết trên, SGO Media đã cung cấp những thông tin về định nghĩa “chiến dịch Marketing là gì?”, quy trình các bước triển khai và tạo một chiến dịch Marketing. Hy vọng chúng tôi đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi website và Fanpage của SGO Media để nhận được những nội dung cập nhật mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *