Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, sở hữu Website là nhu cầu cần thiết của bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào. Vậy cụ thể Website là gì và cấu tạo cũng như cách thức vận hành Website ra sao thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng SGO Media nhé!
Contents
Website là gì?
Website là gì? Website chính là một tập hợp các trang Web (Webpages) bao gồm văn bản, Video, hình ảnh, Flash,… thường chỉ nằm trong một tên miền (Domain ) hoặc tên miền phụ (Subdomain) trên World Wide Web của Internet. Website được lưu trữ (Hosting) trên máy chủ Web (Server) truy cập thông qua Internet.
Ví dụ địa chỉ Website: sgomedia.vn, timgiatot.vn, toptimkiem.vn…
Website là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website có thể được xây dựng từ tệp tin HTML (Website tĩnh) hoặc vận hành bằng CMS chạy trên máy chủ (Website động). Website được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP, NET, Java, Ruby on Rails…
Cấu tạo và hoạt động của Website
Một Website sẽ có nhiều Webpage (trang con) là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML lưu trữ trên máy chủ (Web Server). Các máy tính khác sẽ sử dụng các trình duyệt web như Safari, Google, Cốc Cốc… thông qua Internet để truy cập vào máy chủ, sau đó lấy các tập tin nêu trên hiển thị cho người dùng. Các tập tin thường hiển thị dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh…
Để một Website hoạt động thì cần có các phần sau:
- Source Code (mã nguồn Website): Hệ thống các tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên Website.
- Web Hosting (Lưu trữ Web): Máy chủ lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên Website.
- Domain (Tên miền): Địa chỉ Website giúp người dùng dễ dàng truy cập vào trang Website của bạn.
- Đường truyền và kết nối mạng (Internet): Đặc biệt quan trọng, không thể thiếu.
Ngoài ra, trang Web còn gồm các yếu tố khác như: Băng thông – Dung lượng tải dữ liệu của Website/ giây, Banner, Slide, quảng cáo, Sitemap, Menu trên Web, Admin, nhà thiết kế, phát triển Website…
Thành phần của giao diện Website
Sau khi tìm hiểu tổng quát về Website là gì, chúng tôi sẽ phân tích bố cục Website cơ bản và phổ biến nhất bởi mỗi Website sẽ có bố cục thay đổi theo nhu cầu đặc thù cũng như mong muốn của họ.
Header
Header thường được đặt ở đầu trang và hiển thị trên những trang phụ. Phần đầu trang gồm: Thanh Menu điều hướng, Logo, số điện thoại, ngôn ngữ, đăng ký/ đăng nhập… Ngoài ra, với trang Web được tạo ra để chuyển đổi, lấy thông tin như: Điền form, đăng ký mua… thường không thiết kế phần đầu trang vì tránh làm người truy cập mất tập trung vào mục đích chuyển đổi.
Slider/ Carousel
Slider – Thanh trượt trình chiếu trên một trang Web. Slider được đặt dưới header và được đầu tư trong khâu thiết kế hình ảnh nhằm giới thiệu điểm nổi bật của doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ.
Content Area
Content Area là phần nội dung chính của Website, cung cấp thông tin cho độc giả cũng như chứa thông tin nhiều nhất trong các danh mục. Nội dung cần được trình bày dễ nhìn, dễ đọc, hay và bổ ích để người dùng ở lại trang Web lâu hơn. Đây cũng là khu vực để Google đánh giá Website có hữu ích hay không nên đối với trang web thực hiện dự án SEO thì Content Area được coi là trọng điểm và đầu tư nhiều nhất.
Sidebar
Slidebar hiển thị ở cạnh các thành phần chính của trang Web khi bạn truy cập vào. Vị trí của Sidebar sẽ tùy thuộc vào mục đích của trang Web, thường nằm ở bên trái, bên phải, trên Header hay Footer của trang Web.
Footer – Phần chân trang nằm ở dưới cùng của trang Web thường bố trí thông tin bản quyền, liên kết nhanh, Fanpage, Social Network… là phần không thể thiếu trong một Website.
Phân loại Website
Có nhiều cách để phân loại Website và thường được phân chia dựa trên 3 khía cạnh chính đó là:
Theo cấu trúc
Có 2 loại Website chính được phân theo khả năng tương tác với người dùng:
- Website tĩnh: Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript và thông tin, nội dung cố định, ít được chỉnh sửa. Website tĩnh chỉ chứa thông tin mà không có tương tác.
- Website động: Ngoài HTML, CSS và JavaScript, Website động thường cần có các ngôn ngữ lập trình phức tạp như PHP, ASP.NET và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL.
Theo mục đích của Website
Khi xây dựng Website thì đều có mục đích đặt ra để xây dựng sao cho phù hợp với mục đích đó.
- Website cá nhân: Tạo CV chuyên nghiệp, cập nhật thông tin cá nhân và thành tựu với mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Website công ty: Giới thiệu công ty, cập nhật thông tin cần thiết như lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm dịch vụ và thông tin liên hệ.
- Website bán hàng: Giới thiệu sản phẩm,, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Theo lĩnh vực cụ thể
Một số loại Website phổ biến như:
- Blog: Cung cấp thông tin, kiến thức.
- Website giải trí: Cho phép người truy cập xem phim, nghe nhạc, chơi game…
- Cổng thông tin: Giúp độc giả cập nhật tin tức mới về nhiều lĩnh vực trên thế giới.
- Mạng xã hội: Cho phép người dùng tham gia và tương tác trên khắp thế giới.
- Website giáo dục: Website trường Đại học, tổ chức cung cấp thông tin về khóa học hay tài liệu học tập Online.
- Website Chính phủ: Cung cấp thông tin về các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục,…
- Website công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng tìm kiếm mọi nội dung trên Web.
Lý do bạn nên xây dựng website cho doanh nghiệp
Dưới đây là một số lợi ích của Website để mọi doanh nghiệp đều nên sở hữu một Website cho mình:
- Tăng tương tác: Website cho phép sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được nhiều người dùng hơn và khách hàng cũng dễ dàng giao tiếp với doanh nghiệp hơn thông qua Internet.
- Hiện diện Online: Cho phép khách hàng tìm kiếm và tương tác với doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.
- Tăng uy tín: Tương tác tốt với khách hàng giúp doanh nghiệp trở nên tăng uy tín và có được lòng tin của khách hàng.
- Mở rộng thị trường: Website có thể được truy cập từ khắp nơi trên thế giới thông qua Internet nên doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng của mình ở bất cứ đâu.
- Tối ưu chi phí: Chi phí vận hành Website thương mại điện tử chắc chắn sẽ tiết kiệm nhiều so với việc xây dựng cửa hàng hay thuê mặt bằng cho doanh nghiệp.
Các thuật ngữ liên quan
Một số thuật ngữ liên quan đến Website đó là:
Trang web
Trang web là gì? Trang Web còn được gọi là Webpage hay Pages – là tài liệu được hiển thị trên trình duyệt Web gồm văn bản, hình ảnh, tệp tin….Khi nhắc đến trang Web, người dùng thường nhầm lẫn với Website nhưng thực tế trang Web chỉ là một phần của Website nói chung.
Trang thông tin điện tử
Trang thông tin điện tử (Website) là hệ thống tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh và nhiều dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng trên Internet.
Cập nhật Website
Cập nhật Website (Update Website) là hoạt động thay đổi, bổ sung thêm thông tin, yếu tố trên trang Web sao cho phù hợp với xu hướng thời đại, không gây nhàm chán cho khách hàng. Cập nhật Website có nhiều khía cạnh cần phải thực hiện như: cập nhật nội dung, tính năng website, xu hướng thiết kế web chuẩn SEO…
Kết luận
Website hiện tại là một trong những công cụ đắc lực mà bất cứ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường hiện nay cũng nên sở hữu. Hy vọng rằng với những thông tin mà SGOMEDIA.vn chia sẻ chi tiết qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Website là gì, cơ chế hoạt động và ứng dụng Website một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Marketing thì hãy Follow Fanpage SGO Media ngay cũng như tiếp tục theo dõi chúng tôi tại đây để cập nhật những thông tin mới nhất.